Trang

Tìm kiếm

1 thg 5, 2013

Chương 222: Chư hầu cát cứ - Hỗn Tại Tam Quốc Làm Quân Phiệt

Mục lục
==============================
Tại nhà Mã Dược ở Hà Sáo

Điển Vi lưng đeo cặp thiết kích ngồi trên lưng một con tuấn mã Tây Vực hùng tráng,hai mắt sáng quắc như hai ngọn đuốc,thúc ngựa tới trỏ Mã Siêu quát to: “ Phải dùng sức của eo lưng, khí phần bố khắp toàn thân. Mắt chỉ có đối thủ trước mặt, dù hắn có là ngọn núi ngươi cũng có thể đập hắn nát bấy!”

Mã Siêu thúc ngựa xông tới, đôi mắt đen non nớt toát lên vè hung dữ không hợp với tuổi tác. Đột nhiên ngân thương trong tay hắn giơ cao lên trời rồi mạnh mẽ giáng xuống kèm theo tiếng rít chói tai. Trương thương vạch trên không trung một vòng cung chói mắt rồi quét ngang ngực Hứa Chử.

" Ngao!"

Hứa Chử rít lên như dã thú, lang nha thiết chùy vung ra. Chỉ thấy “ Cheng” một tiếng lang nha thiết chùy đập mạnh vào ngân thương của Mã Siêu. Một phản lực điên cuồng như song lớn truyền về tay Hứa Chử khiến hắn như bị chùy đánh vào, ngực cũng cảm thấy nghẹt thở.

“ Được!”, Điển Vi lớn tiếng hét: “ Được lắm, thương vừa rồi cũng làm Trọng Khang đau khổ không ít đâu.”

Đất Duyện Châu vốn là thuộc Trung Nguyên,dân cư đông đúc,sản vật trù phú,là nơi hay bị các thế lực quân sự dòm ngó.

Duyện Châu có Trần Lưu quận, Sơn Dương quận, Tể Âm quận, Tể Bắc quốc, Đông quận, Thái Sơn quận,Đông Bình quốc. Thủ phủ là Xương ấp thuộc quận quận Sơn Dương. Duyện Châu lúc hưng thịnh nhất, nhân khấu hơn bốn trăm vạn, đến năm Kiến An thứ hai đời Hán Hiến Đế , khi Tào Tháo nhậm chức cai quản Duyện Châu thì nhân khẩu giảm còn chưa được trăm vạn.

Vào cuối tháng một năm Kiến An thứ hai thời Hán Hiến Đế .

Tào Tháo dẫn các tướng Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên, Tào Nhân, Tào Hồng, Tào Thuần, các mưu sĩ Lý Điển, Tuân Du, Tuân Úc, Trình Dục, Trần Cung, Quách Gia cùng ba ngàn tinh binh đến Bộc Dương thuộc Đông Quận. Thái thú Đông Quận hay tin,theo cửa Bắc ra khỏi thành khoảng năm mươi dặm nghênh đón.

Trong khi Tào Tháo đang vui mừng vì được thăng quan tiến chức thì Chinh bắc đại tướng quân, Thái thú Bột Hải Viên Thiệu lại đang vô cùng thất vọng.

Lại nói về mười tám đạo liên quân Quan Đông thảo phạt Đổng Trác, Viên Thiệu dựa vào gia phả bốn đời làm tam công nên được cử làm minh chủ, dẫn quân đánh vào Lạc Dương. Sau được triều đình phong làm Chinh Đông đại tướng quân nhưng cũng chỉ là hữu danh vô thực, trông coi mỗi một quận Bột Hải.

Chinh Bắc Đại tướng quân Ký Châu mục Hàn Phức, binh nhiều tướng mạnh, trông coi một dãi đất Ký Châu, thực lực so với Viên Thiệu nhỉnh hơn vài phần. Nhưng lại e Viên Thiệu lớn mạnh, về sau uy hiếp đến mình, liền nghiêm khắc cấm cung ứng quân giới, lương thảo cho quân Viên Thiệu.

Mùa thu năm Kiến An thứ hai thời Hán Hiến Đế, lương thảo các nơi gửi đến Bột Hải đều bị Hàn Phức phái người đến lấy đi, một chút cũng không để lại.

Sau khi thảo phạt Đổng Trác, quân lương dự trữ của Viên Thiệu nay đã không còn, quân lương ở các quận nhỏ lại bị Hàn Phức đem đi mất, khiến tướng sĩ trên dưới cùng hai vạn quân lâm vào cảnh thiếu ăn, Viên Thiệu phải miễn cưỡng vay mượn thóc gạo các hào tộc thân sĩ trong quận, tuy nhiên cũng chỉ có hạn,thật khó mà duy trì đại quân trong mấy tháng.

Trông cảnh đại quân vì lương mà tan rã, Viên Thiệu ngày đêm suy nghĩ mà vẫn chưa ra một kế sách nào thì trước mặt, một yếu nhân xuất hiện.

Không ai khác chính là Phùng Kỷ.

Phùng Kỷ tự Nguyên Đồ, gặp Viên Thiệu dâng kế “ cướp lấy Ký Châu”. Dưới trướng Viên Thiêu tướng sĩ cũng không ít, mưu sĩ lại càng không thiếu,duy chỉ là chưa có chốn dung thân, gây dựng nghiệp lớn. Chỉ có lấy Ký Châu mới không bị lệ thuộc, mới có thể đoạt được thiên hạ!

Binh lực Hàn Phức hiện đứng đầu Phương Bắc, quân binh không dưới mười vạn. Võ thì mãnh tướng Trương Cáp, văn có Tân Bình làm mưu sĩ. Hơn nữa Nghiệp thành tường cao hào sâu, dễ thủ mà khó công. Lại dựa sông Hà Thủy làm thành một pháo đài quân sự vững chắc. Viên Thiệu căn bản không dám tin mình có thể đánh bại Hàn Phức.

Cho nên nghe xong mà mười phần do dự, chưa dám quyết.

Viên Thiệu ưu phiền than thở: “ Vạn nhất bây giờ mà đánh, chẳng may tấn công Nghiệp thành mà thất bại, Hàn Phức nhân thế, hội quân phản kích, đến lúc đó chỉ sợ cả Bột Hải cũng không giữ nổi, quân ta ngay cả một tấc đất cũng không có để mà dung thân.”

Quân sư của Viên Thiệu là Điền Phong lúc đó nghĩ ra kế liền thưa: “ Hàn Phúc cũng chỉ là kẻ tầm thường, binh tuy nhiều nhưng không tinh nhuệ, Trương Cáp, Tân Bình giúp sức, nhưng cũng chỉ thuộc loại bất tài. Nay chủ công nên viết một bức thư mật gửi cho thứ sử U châu là Công Tôn Toản, dụ hắn dẫn quân đánh Hà Bắc.Hàn Phức tất sẽ thất kinh, sau chủ công hãy phái người đến Nghiệp thành mà nói điều lợi hại, buộc hắn phải nhường đất Ký Châu.”

Viên Thiểu hỏi “ Công Tôn Toản liệu có chịu giúp chăng ?”

Điền Phong đáp “ Công Tôn Toản dã tâm lớn, tất có mưu đồ muốn đoạt Ký Châu, trong thư, nếu chủ công vờ ghi mời quản Ký Châu, nhất định Công Tôn Toản sẽ cho quân xuôi nam”.

Theo lời Điền Phong, Viên Thiệu lập tức một mặt viết thư sai người đưa đến cho Công Tôn Toản, mặt khác tăng cường quân binh, chuẩn bị cướp lấy Ký Châu.

Đương lúc Viên Thiệu mưu đồ lấy Ký Châu, thì mâu thuẫn giữa Nam Dương thái thú Tôn Kiên cùng Kinh Châu mục Lưu Biểu đang đến hồi gay gắt, rốt cục cũng động binh đao.

Tháng mười năm Kiến An thứ hai thời Hán Hiến đế. Viên Thuật dẫn đại quân rời Lạc Dương trở về Dương Châu, trên đường yêu cầu Lưu Biểu ở Kinh Châu cung ứng quân lương, Lưu Biểu cự tuyệt, nên Viên Thuật hận trong lòng, sau khi trở lại Thọ Xuân, liền ra lệnh cho thái thú Lư Giang là Lưu Huân lĩnh hai vạn quân kéo quân ra Tầm Dương, uy hiếp Giang Hạ theo đường bộ, đồng thời cử đại tướng Lôi Bạc lĩnh tám ngàn thủy quânra đóng ở Sài Tang uy hiếp Giang Hạ theo đường thủy.

Tuy nhiên,quân của Lưu Huân, Lôi Bạc bất quá chỉ là nghi binh, quân do thái thú Nam Dương Tôn Kiên chỉ huy mới là đại quân đích thực.

Trong khi Lưu Huân, Lôi Bạc dẫn dụ thành công đại quân của Lưu Biểu đến Giang Hạ thiết lập phòng thủ thì thái thú Nam Dương Tôn Kiên chỉ lãnh suất tám ngàn tinh binh, quấy nhiễu quân phòng thủ đóng ở Trúc Dương, Thái Dương rồi đi sang hướng đông qua Tùy huyền rồi đổi hương nam qua Lục Lâm sơn tiến vào Nam Quận. Hành quân gấp rút, nội trong năm ngày đã đi hơn bốn trăm dặm, bất ngờ xuất hiện dưới thành Tương Dương.

Lưu Biểu đương đêm tỉnh giấc, trông ra ngoài thành,cờ xí ngợp trời, không khỏi thất kinh, một mặt tăng cường phòng ngự, một mặt phái người theo đường thủy đến Giang Hạ, sai thái thú Hoàng Tổ gấp rút đưa quân về cứu viện. Nhận được lệnh, Hoàng Tổ không dám chậm trễ, sai đô úy Lý Thông dẫn ba ngàn quân làm tiên phong, tự mình lãnh suất hai vạn đại binh vội vã về Tương Dương cứu Lưu Biểu.

Song đại quân Hoàng Tổ còn chưa đến được Tương Dương đã bị Tôn Kiên mai phục ở Lê Khâu.

Sau phen kịch chiến, quân Hoàng Tổ tướng sĩ trên dưới hai vạn bị tiêu diệt, Đô úy Lý Thông cũng bị bộ hạ của Tôn Kiên là Hoàng Cái bắn một tên giết chết, Thái thú Hoàng Tổ may mắn sống sót. Không lâu sau đó, Trường Sa thái thú Lưu Tòng một người bà con của Lưu Biểu cho Đô úy Hoàng Trung làm tiên phong, điểm tám ngàn tinh binh đến cứu Tương Dương, cũng bị quân Tôn Kiên đánh bại.

Tương Dương bị vây mấy tháng liền, viện quân đều bị tiêu diệt, trong thành lúc này lương thảo cực kỳ thiếu thốn.

Lưu Biểu bất đắc dĩ nghe lời mưu sĩ Khoái Việt , sai Thái Mạo, Trương Doãn chỉnh đốn thủy quân, theo đường thủy phá vòng vây chạy về Hán Thọ ( thời Tây Hán thì thuộc Kinh Châu) tạm lánh, tránh quân Tôn Kiên. Một mặt, cắt cử người lẻn đến Thọ Xuân, mua chuộc tâm phúc của Viên Thuật là mưu sĩ Kim Thượng.

Kim Thượng theo ý buông lời sàm ngôn với Viên Thuật, chê Tôn Kiên ỷ mình công lớn, trước mặt các tướng Hoàng Cái Trình Phổ, tỏ ý khinh thường Viên Thuật, trong lòng đã có ý riêng từ lâu. Viên Thuật nghe lời sàm ngôn của Kim Thượng, quả nhiên bắt đầu hoài nghi. Liền cắt đứt việc cung ứng lương thảo cho quân Tôn Kiên.

Lưu Biểu nhân cơ hội, tung tin đồn, khiến lòng quân Tôn Kiên dao động, từ đó, thế công bỗng chốc bị phá.

Lưu Biểu cùng các tướng Hàn Huyền, Hàn Tung đem quân tiến công quân của mãnh hổ Giang Đông ở Đương Dương. Ở Giang Hạ, thái thú Hoàng Tổ lúc thắng, lúc bại,cũng chiêu mộ thêm tám ngàn lính, nhân cơ hội này đoạt lại Tương Dương, cắt đứt đường rút của quân Tôn Kiên, khiến Tôn Kiên lâm vào tình cảnh ngoài thì không viện quân cứu giúp, trong thì lương thảo ngày một cạn dần.

Trải qua một phen khổ chiến, tổn thất nặng nề, Tôn Kiên cuối cùng cũng xuyên phá được vòng vây, dẫn quân quay về Nam Dương, lúc xuất chinh dẫn theo tám ngàn lính nay chi còn tám trăm tàn binh quay về!

Không có nhận xét nào: